Cảng container quốc tế SP-ITC do Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại quốc tế (ITC) đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động vào năm 2016. Đây là cảng container quốc tế đầu tiên tại TP. HCM do doanh nghiệp tư nhân đầu tư và khai thác. Mặc dù là một cảng biển “trẻ”, nhưng trong những năm qua, SP-ITC đã phát triển nhanh chóng và bền vững, trở thành cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng của TP. HCM nói riêng và các tỉnh phía Nam nói chung.

 

Luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ

Thị trường khai thác cảng container tại TP. HCM là thị trường đã hình thành lâu đời, với nhiều nhà khai thác cảng kinh nghiệm cả trong và ngoài nước như Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Sài Gòn, Dubai Ports World, Công ty Liên doanh Phát triển Tiếp vận số 1, Cảng Bến Nghé... Hiểu rõ lợi thế của người đi sau nên trong quá trình hoạt

Dù là cảng “trẻ”, nhưng SP-ITC đã đầu tư rất hoàn thiện về hạ tầng cầu cảng và năng lực xếp dỡ, được cơ quan chức năng chấp thuận cho tiếp nhận tàu container có tải trọng đến 45.000DWT - cỡ tàu lớn nhất đang được khai thác tại khu vực cảng trên sông Đồng Nai.

động khai thác cảng, lãnh đạo ITC luôn tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, nỗ lực tối đa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, hướng tới mục tiêu đưa cảng SP-ITC trở thành cảng đi đầu trong chất lượng dịch vụ, trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics uy tín trong khu vực.

Trong những năm qua, SP-ITC đã luôn ưu tiên đầu tư vào những hạng mục liên quan đến chất lượng dịch vụ. Để tăng cường khả năng tiếp nhận tàu lớn cập cảng an toàn và nâng cao năng suất xếp dỡ, cảng đã triển khai xây dựng mở rộng cầu tàu. Từ quý III/2020, cảng sẽ khai thác cầu tàu có chiều dài 700m, giúp cảng có thể đón được cùng lúc nhiều tàu lớn, đồng thời có thể linh hoạt trong kế hoạch sản xuất, tiếp nhận thêm sà lan container hay các loại sà lan khác, giúp khách hàng chủ động trong kế hoạch vận chuyển và tạo điều kiện cho cảng có thể cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt, dù là cảng “trẻ”, nhưng SP-ITC đã đầu tư rất hoàn thiện về hạ tầng cầu cảng và năng lực xếp dỡ, được cơ quan chức năng chấp thuận cho tiếp nhận tàu container có tải trọng đến 45.000DWT - cỡ tàu lớn nhất đang được khai thác tại khu vực cảng trên sông Đồng Nai.

Bên cạnh đó, từ tháng 5/2020, SP-ITC đã đưa vào vận hành hệ thống dàn lạnh mới, nâng tổng số ổ cắm container lạnh tại cảng lên 624 ổ. Các mặt hàng đóng trong container lạnh là các mặt hàng có giá trị cao, do đó khách hàng luôn cần cảng cung cấp dịch vụ lạnh với độ ổn định cao, giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa. Đây là khoản đầu tư giúp nâng cao chất lượng dịch vụ hàng lạnh tại cảng và được khách hàng đánh giá rất tích cực.

Cùng với những bước phát triển trên, SP-ITC cũng đã có những khoản đầu tư quan trọng khác như đóng mới và vận hành đội sà lan gồm 6 chiếc, có sức chở trung bình mỗi sà lan trên 150TEU, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển kết nối SP-ITC với các cảng nước sâu ở Cái Mép - Thị Vải với thời gian vận chuyển nhanh và chi phí phù hợp. SP-ITC cũng đã sớm triển khai cổng thông tin ePort với phương châm “Mang dịch vụ đến văn phòng khách hàng”. Giờ đây, khách hàng có lô hàng về SP-ITC có thể ngồi tại văn phòng để thực hiện các nghiệp vụ thanh lý hải quan, đăng ký lệnh dịch vụ, thanh toán dịch vụ, in hóa đơn điện tử, vào sổ tàu tự động, tra cứu danh sách container,...

Đồng hành cùng khách hàng vượt qua COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Mặc dù là quốc gia đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc phòng chống dịch, nhưng hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể. Nắm bắt được những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp gặp phải, ITC và cảng SP-ITC đã có những chính sách kịp thời để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đối tác của ITC và SP-ITC.

Cụ thể đối với các lô hàng gạo tại SP-ITC, để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực nên trong một số giai đoạn nhất định, Chính phủ đã có những chỉ đạo liên quan đến xuất khẩu gạo, khiến cho nhiều lô hàng đã đóng hàng tại cảng bị chậm trễ trong xuất khẩu, phải lưu lại tại bãi cảng và gây phát sinh chi phí không nhỏ. Nắm bắt được khó khăn của doanh nghiệp, ITC đã có Công văn 165/ITC-PTKD để giảm chi phí cho các lô hàng gạo xuất khẩu tại cảng qua hình thức giảm phí lưu bãi và phí chuyển tàu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp chuyên

ITC được các hãng tàu và đối tác đánh giá cao bởi những chính sách kịp thời, phù hợp cũng như tinh thần luôn hướng tới khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

xuất khẩu mặt hàng chiến lược này.

Đặc biệt, đối với lượng hàng nhập vận chuyển đến các cảng ở Cái Mép - Thị Vải, sau đó tiếp tục được chuyển về cảng đích tại TP. HCM, SP-ITC hiện đang là cảng duy nhất tại TP. HCM không thu phụ phí chuyển cảng hàng nhập của khách hàng. Đây là khoản chi phí không nhỏ, đặc biệt với các lô hàng lớn như hàng nông sản, hạt điều,... khoản phụ phí này sẽ khiến chi phí logistics của chủ hàng bị đẩy lên cao, ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của hàng Việt Nam. ITC sẽ tiếp tục duy trì chính sách này trong thời gian tới để hỗ trợ phần nào cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của các hãng tàu, đại diện ITC cũng đã trực tiếp thăm hỏi để nắm bắt những khó khăn của các hãng tàu và qua đó có những chính sách phù hợp liên quan đến khai thác cảng và dịch vụ logistics. ITC được các hãng tàu và đối tác đánh giá cao bởi những chính sách kịp thời, phù hợp cũng như tinh thần luôn hướng tới khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

Trong thời gian tới, SP-ITC sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu, khai thác cảng để có những đánh giá chính xác về tình hình chung, về thị trường để có những chính sách phù hợp, qua đó tiếp tục đồng hành cùng khách hàng vượt qua những khó khăn, trở ngại do đại dịch gây ra, sớm đưa hiệu quả kinh doanh của đối tác và khách hàng về giai đoạn bình thường và sẽ tiếp tục phát triển lớn mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp.